Kinh Nghiệm Xây Nhà Lần Đầu Quan Trọng Ít Chủ Nhà Biết

Xây nhà lần đầu có thể là một trải nghiệm thú vị nhưng cũng không thiếu thử thách. Để có một ngôi nhà hoàn thiện như mong muốn cần phải chuẩn bị mọi thứ đầy đủ. Vậy cùng với An Khang tìm hiểu những kinh nghiệm xây nhà lần đầu mà bạn nên biết qua bài viết sau nhé!

Contents

Dự trù chi phí xây nhà 

Khi xây nhà, một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của dự án chính là kế hoạch tài chính. Càng chuẩn bị tài chính kỹ càng, bạn sẽ càng dễ dàng vượt qua các thử thách trong quá trình thi công. Điều quan trọng là tránh tình trạng khi công trình đang dở dang mà nguồn tài chính bị thiếu hụt, hoặc ngân sách cho một giai đoạn bị “lấn” sang giai đoạn khác, khiến mọi thứ trở nên khó hơn. Đây là một trong những kinh nghiệm xây nhà lần đầu cực kỳ quan trọng giúp đảm bảo quá trình thi công nhanh chóng.

Đầu tiên cần ước tính chi phí xây dựng cơ bản dựa trên đơn giá xây dựng tính theo mét vuông của các nhà thầu uy tín. Sau đó, nhân với diện tích sàn thực tế của ngôi nhà để có con số chi phí ban đầu. Chi phí này thường gồm các hạng mục như ốp lát gạch, thi công trần thạch cao, sơn nước trong và ngoài nhà. Đối với phần trang trí nội thất, bạn có thể linh động và thực hiện dần sau khi ngôi nhà hoàn thiện.

Những kinh nghiệm xây nhà lần đầu bạn nên biết
Những kinh nghiệm xây nhà lần đầu bạn nên biết

Tuy nhiên, trong suốt quá trình thi công, chi phí phát sinh gần như là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, để đảm bảo tài chính không bị đứt quãng, bạn nên dự trù thêm từ 20% đến 30% so với ngân sách ban đầu. Thêm vào đó, việc lựa chọn đơn vị thi công uy tín và chuyên nghiệp là rất quan trọng để tránh tình trạng phát sinh chi phí ngoài ý muốn và đảm bảo tiến độ công trình được thực hiện đúng kế hoạch.

Tìm hiểu đầy đủ các thủ tục pháp lý khi xây nhà 

Trước khi bắt tay vào xây dựng ngôi nhà của mình, việc tìm hiểu các thủ tục pháp lý là vô cùng quan trọng. Việc tuân thủ đúng quy định sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối pháp lý sau này và đảm bảo rằng công trình được xây dựng hợp pháp. Các thủ tục cần để có thể xây dựng gồm :

Giấy phép xây dựng: Đây là bước đầu tiên mà bạn cần thực hiện. Giấy phép xây dựng cần được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại địa phương và phải có bản vẽ thiết kế công trình được phê duyệt.

Quyền sở hữu đất: Trước khi xây dựng, bạn cần xác định rõ quyền sở hữu mảnh đất. Nếu đất có tranh chấp hoặc chưa hoàn tất thủ tục chuyển nhượng, bạn sẽ không thể xây nhà hợp pháp.

Đăng ký hợp đồng thi công: Với đơn vị thi công, bạn cần ký kết hợp đồng chi tiết về tiến độ, chi phí, và các điều khoản về bảo hành công trình.

Tìm hiểu đầy đủ các giấy tờ quan trọng là một trong những kinh nghiệm xây nhà lần đầu
Tìm hiểu đầy đủ các giấy tờ quan trọng là một trong những kinh nghiệm xây nhà lần đầu

Xác định mục đích sử dụng của nhà ở

Trước khi thiết kế và xây dựng, việc xác định rõ mục đích sử dụng ngôi nhà là vô cùng quan trọng. Bạn cần xác định liệu ngôi nhà sẽ được sử dụng cho gia đình sinh sống, làm văn phòng hay cho thuê. Mục đích sử dụng sẽ ảnh hưởng đến thiết kế, các hạng mục thi công, và chi phí xây dựng.

Nhà ở cho gia đình: Nếu đây là nơi sinh sống của gia đình, bạn cần tập trung vào việc tối ưu hóa không gian sống, tiện nghi, và sự thoải mái.

Nhà cho thuê: Nếu bạn xây dựng nhà để cho thuê, bạn cần chú trọng đến tính đến bộ bền, khả năng dễ dàng bảo trì và đảm bảo thu nhập ổn định từ cho thuê.

Nhà làm văn phòng: Với mục đích này, bạn cần có thiết kế phù hợp với nhu cầu công việc, tối ưu hóa không gian làm việc, đảm bảo sự tiện lợi và thông thoáng.

Cần xác định rõ mục đích yêu cầu về nhà ở
Cần xác định rõ mục đích yêu cầu về nhà ở

Lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp

Việc chọn vật liệu xây dựng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền mà còn quyết định đến chi phí tổng thể của công trình. Nếu đây là kinh nghiệm xây nhà lần đầu của bạn, việc lựa chọn vật liệu có thể khiến bạn bối rối

Xác định ngân sách và ưu tiên chất lượng

Một trong những sai lầm phổ biến của người xây nhà lần đầu là chạy theo giá rẻ mà bỏ qua chất lượng. Hãy nhớ rằng, vật liệu tốt không chỉ giúp nhà bạn bền vững mà còn tiết kiệm chi phí bảo trì sau này. Xác định ngân sách hợp lý và tìm kiếm những vật liệu có độ bền cao, ít bảo trì để tối ưu hiệu quả đầu tư.

Lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp
Lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp

Chọn vật liệu theo điều kiện khí hậu

Khí hậu và môi trường sống có tác động lớn đến độ bền của vật liệu. Nếu bạn xây nhà ở khu vực nóng ẩm, hãy ưu tiên gạch chống thấm, sơn chống mốc, ngói cách nhiệt. Nếu công trình gần biển, thép mạ kẽm và bê tông chống muối sẽ giúp tăng tuổi thọ công trình. Chọn đúng vật liệu ngay từ đầu sẽ giảm thiểu hư hỏng và tăng độ bền cho ngôi nhà.

So sánh và lựa chọn thông minh

Thị trường vật liệu xây dựng hiện nay rất đa dạng. Kinh nghiệm xây nhà lần đầu mách bạn cần phải có sự so sánh và tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định:

  • Gạch xây dựng: Gạch đất nung bền nhưng nặng, trong khi gạch không nung nhẹ hơn, cách nhiệt tốt hơn.
  • Thép: Thép thường có giá rẻ nhưng dễ gỉ sét, còn thép mạ kẽm bền hơn và phù hợp với công trình cần độ bền cao.
  • Sơn và vật liệu hoàn thiện: Nên chọn loại có độ bám dính cao, chống bám bẩn, giúp tường nhà bền đẹp lâu dài.

Lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín

Vật liệu tốt không chỉ đến từ chất lượng mà còn từ nguồn cung cấp đáng tin cậy. Hãy mua từ những thương hiệu có tiếng, có chế độ bảo hành rõ ràng. Đừng quên tham khảo ý kiến từ những người đã có kinh nghiệm xây nhà hoặc tìm đến chuyên gia để có sự tư vấn chính xác nhất.

Tìm hiểu kỹ đơn vị tư vấn, thi công

Việc lựa chọn một đơn vị tư vấn và thi công uy tín là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo chất lượng và tiến độ xây dựng ngôi nhà của bạn. Một đơn vị thi công chuyên nghiệp sẽ giúp bạn không chỉ tiết kiệm thời gian và chi phí, mà còn tránh được các rủi ro phát sinh trong quá trình thi công. Dưới đây là những điều bạn cần tìm biết trước khi quyết định hợp tác.

Kinh nghiệm và uy tín: Đơn vị thi công nên có ít nhất vài năm kinh nghiệm trong ngành và đã thực hiện nhiều dự án tương tự. Bạn cần tìm hiểu về các dự án trước của đơn vị, đặc biệt là các công trình có quy mô, phong cách thiết kế và yêu cầu kỹ thuật tương tự với ngôi nhà của bạn.

Đội ngũ nhân viên và chuyên môn: Một đơn vị thi công chuyên nghiệp sẽ có đội ngũ kỹ sư, thợ xây dựng, và giám sát có tay nghề cao. Bạn cần chắc chắn rằng họ có đủ nhân lực và chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công trình.

Chất lượng vật liệu : Bạn cần tìm hiểu về các nhà cung cấp vật liệu xây dựng mà đơn vị thi công sử dụng. Đảm bảo rằng họ cung cấp vật liệu chính hãng, chất lượng cao và phù hợp với thiết kế công trình.

Bảo hành và hỗ trợ sau thi công: Đơn vị thi công cần cam kết bảo hành công trình trong một khoảng thời gian nhất định và cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau thi công, đảm bảo công trình của bạn luôn bền vững và được duy trì tốt.

Lựa chọn đơn vị thi công - tư vấn uy tín
Lựa chọn đơn vị thi công – tư vấn uy tín

Tìm hiểu về đơn vị kiến trúc sư

Ngoài việc lựa chọn đơn vị thi công, một yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng ngôi nhà là đội ngũ kiến trúc sư. Kiến trúc sư không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế không gian sống, mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, công năng sử dụng và khả năng phát triển lâu dài của ngôi nhà. Dưới đây là những điều bạn cần biết khi tìm hiểu về đơn vị kiến trúc sư:

Kinh nghiệm và phong cách thiết kế: Bạn nên chọn kiến trúc sư có kinh nghiệm trong việc thiết kế các công trình có phong cách và quy mô tương tự với ý tưởng của bạn. Họ sẽ giúp bạn tạo ra không gian sống phù hợp, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ.

Đảm bảo các yếu tố kỹ thuật: Một kiến trúc sư chuyên nghiệp không chỉ chú trọng đến thẩm mỹ mà còn phải đảm bảo các yếu tố kỹ thuật như khả năng chịu lực của công trình, hệ thống điện nước, thông gió và ánh sáng. Các yếu tố này rất quan trọng để ngôi nhà của bạn an toàn và hoạt động hiệu quả trong thời gian dài.

Tư vấn và hỗ trợ suốt quá trình thi công: Khi đã ký hợp đồng, kiến trúc sư sẽ giúp bạn giám sát và điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng mọi yêu cầu và thay đổi trong thiết kế sẽ được thực hiện chính xác và kịp thời.

Tìm hiểu đơn vị thầu và giám sát xây dựng

Việc chọn đúng đơn vị thầu và giám sát xây dựng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và tiến độ của công trình. Đơn vị thầu là người đảm nhận việc thi công, trong khi giám sát xây dựng đảm bảo rằng mọi công đoạn đều tuân thủ đúng kế hoạch và các tiêu chuẩn xây dựng. 

Kinh nghiệm và chuyên môn: Chọn đơn vị thầu có kinh nghiệm lâu năm trong ngành xây dựng, đặc biệt là những công trình có quy mô và tính chất tương tự. Đơn vị giám sát cũng cần phải có chuyên môn vững vàng để theo dõi và đánh giá chất lượng công trình trong suốt quá trình thi công.

Các dự án trước đó: Bạn nên yêu cầu đơn vị thầu cung cấp các dự án đã thực hiện trước đây để đánh giá năng lực và chất lượng công việc của họ. Điều này sẽ giúp bạn an tâm hơn về sự chuyên nghiệp của đơn vị thầu.

Đảm bảo tiến độ và chi phí: Đơn vị thầu và giám sát cần có cam kết về tiến độ và chi phí thi công. Việc kiểm soát chi phí trong suốt quá trình xây dựng và giám sát nghiêm ngặt sẽ giúp hạn chế những chi phí phát sinh không mong muốn.

Giám sát quá trình đơn vị thi công và hoàn công

Giám sát quá trình thi công và hoàn công là bước không thể thiếu để đảm bảo rằng ngôi nhà của bạn được xây dựng đúng theo thiết kế, đúng tiến độ và tuân thủ các quy định pháp lý. Quá trình giám sát và hoàn công thường diễn ra qua các giai đoạn sau:

Giám sát thi công: Đảm bảo rằng các công đoạn thi công diễn ra đúng theo thiết kế, từ phần móng, kết cấu cho đến hoàn thiện. Việc giám sát cần được thực hiện liên tục để phát hiện sớm bất kỳ sự sai sót hoặc vấn đề nào trong quá trình thi công, giúp điều chỉnh kịp thời.

Kiểm tra vật liệu: Trong quá trình giám sát, bạn cần kiểm tra các vật liệu sử dụng có đảm bảo chất lượng theo yêu cầu hay không. Việc này giúp tránh tình trạng sử dụng vật liệu kém chất lượng, ảnh hưởng đến độ bền của công trình.

Kiểm tra các hệ thống kỹ thuật: Đảm bảo các hệ thống như điện, nước, thông gió được thi công đúng quy chuẩn và có thể hoạt động tốt khi ngôi nhà hoàn thiện.

Hoàn công: Khi công trình hoàn thành, đơn vị thi công cần thực hiện thủ tục hoàn công, như việc kiểm tra lại toàn bộ công trình, lập biên bản nghiệm thu và đảm bảo công trình đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng và pháp lý.

Giám sát quá trình thi công và hoàn công
Giám sát quá trình thi công và hoàn công

Phong thủy và hướng nhà

Phong thủy là một yếu tố quan trọng trong văn hóa xây dựng nhà cửa Á Đông, và đặc biệt quan trọng nếu đây là kinh nghiệm xây nhà lần đầu của bạn. Đặc biệt, việc xác định hướng nhà phù hợp ngay từ đầu sẽ giúp tối ưu dòng sinh khí, mang lại may mắn và tránh những điều không tốt.

Cách xác định hướng nhà hợp phong thủy

Phong thủy và hướng nhà
Phong thủy và hướng nhà

Hướng nhà lý tưởng phụ thuộc vào tuổi của gia chủ và các yếu tố môi trường xung quanh. Theo phong thủy Bát Trạch, mỗi người thuộc một trong hai nhóm: Đông tứ mệnh (hợp với hướng Đông, Đông Nam, Bắc, Nam) và Tây tứ mệnh (hợp với hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc).

Bên cạnh đó, bạn cần xem xét:

  • Hướng gió và ánh sáng: Nhà hướng Nam hoặc Đông Nam thường thoáng mát, đón gió tốt và tránh nắng gắt.
  • Cảnh quan xung quanh: Không nên xây nhà đối diện ngõ cụt, góc nhọn hoặc đường đâm thẳng vào nhà vì có thể gây ảnh hưởng không tốt theo quan niệm phong thủy.

Bố trí không gian theo phong thủy

Kinh nghiệm xây nhà lần đầu không chỉ dừng lại ở việc chọn hướng nhà, mà còn bao gồm việc sắp xếp không gian bên trong ngôi nhà sao cho hài hòa và hợp phong thủy.

  • Cửa chính: Tránh đối diện cửa sau hoặc nhà vệ sinh để không làm thất thoát năng lượng tốt.
  • Phòng ngủ: Giường ngủ nên kê ở vị trí cân bằng, không đặt dưới xà ngang hoặc đối diện gương soi.
  • Bếp: Không đặt bếp đối diện nhà vệ sinh hoặc ngay cạnh cửa chính để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc.

Hóa giải hướng nhà xấu

Nếu hướng nhà không hợp phong thủy, bạn có thể áp dụng một số biện pháp hóa giải như:

  • Sử dụng gương bát quái để trấn trạch và điều hướng năng lượng.
  • Bố trí cây xanh hoặc vật phẩm phong thủy để cân bằng sinh khí.
  • Điều chỉnh vị trí nội thất, đặc biệt là cửa chính và bếp, để giảm tác động tiêu cực.

Chọn thời điểm xây nhà phù hợp

Thời điểm khởi công xây dựng có ảnh hưởng lớn đến tiến độ, chất lượng công trình và yếu tố phong thủy của ngôi nhà. Nếu bạn đang xây nhà lần đầu, hãy cân nhắc kỹ để chọn được thời gian phù hợp, giúp quá trình thi công thuận lợi và mang lại nhiều may mắn.

Xem tuổi gia chủ và ngày đẹp theo phong thủy

Theo quan niệm phong thủy, gia chủ nên chọn năm xây nhà hợp tuổi, tránh các năm hạn như Tam Tai, Hoang Ốc, Kim Lâu để hạn chế rủi ro. Nếu gặp năm không thuận lợi, bạn có thể mượn tuổi người hợp mệnh để đứng ra động thổ.

Chọn thời điểm xây nhà phù hợp
Chọn thời điểm xây nhà phù hợp

Ngoài việc chọn năm, kinh nghiệm xây nhà lần đầu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chọn ngày giờ đẹp để động thổ. Ngày giờ tốt thường được xác định dựa trên tuổi của gia chủ, và cần tránh những ngày xấu theo quan niệm dân gian như Nguyệt Kỵ, Tam Nương, Sát Chủ…. Việc lựa chọn ngày giờ đẹp được tin rằng sẽ mang lại sự khởi đầu may mắn, thuận lợi cho công trình xây dựng.

Lựa chọn mùa xây dựng hợp lý

Mỗi mùa trong năm đều có ưu nhược điểm riêng khi thi công:

  • Mùa khô (thường từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau): Thời tiết ít mưa, giúp quá trình xây dựng diễn ra thuận lợi, nền móng ổn định. Tuy nhiên, cần lưu ý vấn đề bụi bẩn và nắng nóng có thể ảnh hưởng đến công nhân thi công.
  • Mùa mưa (thường từ tháng 5 đến tháng 9): Độ ẩm cao giúp bê tông đạt chất lượng tốt hơn, nhưng thi công dễ bị gián đoạn do thời tiết thất thường.

Thông thường, nhiều gia chủ chọn xây nhà vào đầu mùa khô để kịp hoàn thiện phần thô trước mùa mưa, sau đó hoàn thiện nội thất vào thời điểm thuận lợi hơn.

Cân nhắc tiến độ và kế hoạch tài chính

Ngoài phong thủy và thời tiết, bạn cũng cần lên kế hoạch tài chính phù hợp. Nếu khởi công vào đầu năm, bạn có thể tận dụng nguồn vốn dồi dào sau Tết. Tuy nhiên, thời điểm cuối năm cũng có lợi thế vì nhiều đơn vị xây dựng có chương trình ưu đãi.

Tính toán để dễ nâng cấp về sau

Khi xây nhà lần đầu, nhiều người chỉ tập trung vào nhu cầu hiện tại mà chưa nghĩ đến việc mở rộng hoặc nâng cấp trong tương lai. Một thiết kế thông minh không chỉ giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa sau này mà còn đảm bảo ngôi nhà luôn đáp ứng được nhu cầu sử dụng theo thời gian.

Xây dựng móng vững chắc, đủ khả năng chịu tải

Xây dựng móng vững chắc, đủ khả năng chịu tải
Xây dựng móng vững chắc, đủ khả năng chịu tải

Móng nhà là yếu tố quan trọng quyết định khả năng nâng tầng sau này. Nếu có dự định mở rộng hoặc lên thêm tầng, bạn nên chọn móng băng hoặc móng cọc để đảm bảo độ bền vững. Hãy trao đổi với kiến trúc sư ngay từ đầu để thiết kế móng có khả năng chịu tải phù hợp.

Dự trù không gian linh hoạt

Khi thiết kế mặt bằng, hãy tính đến việc mở rộng hoặc thay đổi công năng của từng khu vực. Một số gợi ý giúp ngôi nhà dễ nâng cấp hơn:

  • Chừa không gian sân trước, sân sau hoặc khoảng trống bên hông để có thể mở rộng phòng khi cần.
  • Thiết kế kết cấu cột và dầm chịu lực hợp lý, giúp việc đổ thêm sàn hoặc thay đổi không gian dễ dàng hơn.
  • Sử dụng vách ngăn nhẹ (thạch cao, kính cường lực, gỗ công nghiệp) để dễ dàng tháo dỡ hoặc thay đổi bố cục sau này.

Hệ thống điện nước có tính mở rộng

Một sai lầm thường gặp là thiết kế hệ thống điện, nước chỉ vừa đủ cho nhu cầu hiện tại, dẫn đến khó khăn khi nâng cấp sau này. Để tránh tình trạng này, bạn nên:

  • Lắp đặt hộp kỹ thuật lớn hơn một chút để có thể kéo thêm dây khi cần.
  • Chừa sẵn đường ống nước dự phòng để mở rộng bếp, nhà vệ sinh hoặc hệ thống cấp thoát nước khi cần thiết.
  • Sử dụng các công tắc, ổ cắm đa năng hoặc hệ thống điện thông minh để dễ dàng điều chỉnh theo nhu cầu.

Lựa chọn vật liệu và thiết kế bền vững

Việc chọn vật liệu chất lượng ngay từ đầu sẽ giúp giảm chi phí sửa chữa và nâng cấp về sau. Hãy ưu tiên các loại vật liệu có độ bền cao, ít xuống cấp như:

  • Gạch không nung – nhẹ, chịu lực tốt, dễ tháo dỡ khi cần điều chỉnh.
  • Thép mạ kẽm – chống rỉ sét, phù hợp với môi trường ẩm ướt.
  • Sàn bê tông nhẹ hoặc gạch giả gỗ – giúp thi công nhanh và dễ thay đổi.

Xây dựng phương án mái che

Ở các khu vực miền Trung, mưa kéo dài nhiều ngày dễ gây tình trạng nước thấm vào nhà, dù đã sử dụng các biện pháp chống thấm. Vì vậy, việc xây dựng phương án mái che hợp lý ngay từ đầu là cách hiệu quả để bảo vệ không gian sống khỏi mưa tạt và nắng gắt.

Chọn loại mái che phù hợp

Tùy vào thiết kế ngôi nhà và điều kiện thời tiết, bạn có thể cân nhắc các loại mái che sau:

  • Mái hiên cố định: Thường được làm bằng ngói, tôn hoặc bê tông, giúp chắn mưa hiệu quả và tăng tính thẩm mỹ.
  • Mái che di động (bạt kéo, mái xếp): Phù hợp với ban công, sân trước, giúp linh hoạt sử dụng khi cần.
  • Mái kính hoặc polycarbonate: Vừa chống mưa, vừa lấy sáng tự nhiên, thích hợp cho giếng trời hoặc sân phơi.

Thiết kế mái có độ dốc hợp lý

Xây dựng phương án mái che
Xây dựng phương án mái che

Để hạn chế nước mưa đọng lại và thấm vào nhà, mái che cần có độ dốc tối thiểu 10 – 15 độ để nước thoát nhanh. Ngoài ra, nên kết hợp máng xối và hệ thống thoát nước hiệu quả để tránh tình trạng tràn nước xuống cửa chính hoặc ban công.

Kết hợp mái che với biện pháp chống thấm

Kinh nghiệm xây nhà lần đầu cho thấy, chỉ có mái che thôi là chưa đủ để bảo vệ ngôi nhà một cách toàn diện khỏi sự xâm nhập của nước mưa.

  • Sơn chống thấm tường ngoài để hạn chế nước mưa ngấm vào kết cấu.
  • Dùng gạch ốp tường chống thấm tại những khu vực dễ bị mưa hắt, như mặt tiền và ban công.
  • Chọn vật liệu mái bền vững như tôn lạnh, kính cường lực hoặc ngói chống thấm để tăng hiệu quả che chắn.

Mở rộng mái che hợp lý để tránh mưa tạt

Một số thiết kế nhà hiện đại có mái hiên quá ngắn, không đủ che chắn khi mưa lớn. Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể:

  • Tăng độ rộng mái che (tối thiểu 60 – 80 cm) để ngăn mưa hắt vào cửa.
  • Lắp đặt rèm che mưa hoặc cửa kính lùa để hạn chế nước tạt vào không gian trong nhà.
  • Bố trí mái che tầng trên che phủ tầng dưới nếu nhà có nhiều tầng, giúp bảo vệ mặt tiền tốt hơn.

Xây dựng hệ thống thoát nước phù hợp – Giải pháp bảo vệ ngôi nhà bền vững

Hệ thống thoát nước là một trong những yếu tố quan trọng nhưng thường bị xem nhẹ khi xây nhà. Một thiết kế thoát nước kém không chỉ gây ứ đọng, ngập úng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền móng, kết cấu và tuổi thọ công trình. Đặc biệt, ở những khu vực có lượng mưa lớn, hệ thống thoát nước không hợp lý có thể dẫn đến thấm dột, sụt lún và nhiều vấn đề khác. Vì vậy, ngay từ đầu, cần xây dựng một phương án thoát nước hiệu quả để bảo vệ ngôi nhà lâu dài.

Hệ thống thoát nước mưa – Ngăn chặn ngập úng, bảo vệ tường và móng

Nước mưa nếu không được dẫn thoát nhanh chóng có thể thấm vào tường, làm bong tróc sơn, rêu mốc, thậm chí gây lún sụt nền nhà. Để hạn chế tình trạng này, cần lưu ý:

  • Lắp đặt máng xối và ống thoát nước hợp lý: Nên sử dụng máng xối có kích thước đủ lớn để thoát nước nhanh, kết hợp ống dẫn nước xuống mặt đất an toàn. Các vị trí đặt ống thoát cần được tính toán tránh gây ảnh hưởng đến móng nhà hoặc làm xói lở nền đất xung quanh.
  • Thiết kế mái nhà và sân có độ dốc phù hợp: Mái nhà cần có độ dốc tối thiểu 10 – 15 độ để nước mưa chảy nhanh, hạn chế đọng nước. Sân và đường đi xung quanh nhà cũng cần có độ dốc hợp lý để nước rút nhanh, không gây tù đọng.
  • Lắp đặt rãnh thoát nước quanh nhà: Đối với những khu vực có lượng mưa lớn, hệ thống rãnh thoát nước ngầm hoặc lộ thiên giúp hạn chế tình trạng ngập úng, nước tràn vào nền móng.

Hệ thống thoát nước sinh hoạt – Đảm bảo vệ sinh và tiện nghi

Nước thải từ nhà vệ sinh, bếp, máy giặt nếu không được xử lý đúng cách có thể gây tắc nghẽn, bốc mùi, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Để hạn chế tối đa những tình trạng này, kinh nghiệm xây nhà lần đầu khuyên bạn cần đặc biệt lưu ý đến các giải pháp sau:

  • Tách riêng hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt: Điều này giúp tránh tình trạng quá tải, nhất là vào mùa mưa lớn.
  • Sử dụng ống thoát nước có kích thước phù hợp: Đối với nước mưa, nên sử dụng ống có đường kính từ Ø114mm trở lên, còn nước thải sinh hoạt cần tối thiểu Ø90mm để đảm bảo thoát nước nhanh, tránh tắc nghẽn.
  • Bố trí hố ga và bẫy mùi tại các điểm thoát nước: Giúp ngăn mùi hôi bốc lên từ cống thoát nước, đảm bảo không gian trong nhà luôn sạch sẽ.

Chống thấm và ngăn nước tràn vào nhà – Tăng độ bền cho công trình

Ngay cả khi hệ thống thoát nước được thiết kế tốt, vẫn cần có biện pháp chống thấm để bảo vệ ngôi nhà khỏi tình trạng ngấm nước lâu dài. Một số giải pháp quan trọng:

  • Sử dụng sơn chống thấm cho tường ngoài, sàn mái và sân thượng để hạn chế nước mưa thấm vào kết cấu.
  • Bố trí gờ chắn nước ở cửa ra vào, cửa sổ để tránh nước mưa tạt thẳng vào nhà.

Xây dựng giếng thu nước tại các vị trí dễ bị ngập, như sân trước, sân sau, giúp nước rút nhanh hơn.

Những lưu ý khi giám sát xây dựng nhà ở

Tuân thủ chính xác bản vẽ kỹ thuật và giám sát mọi hạng mục thi công, đặc biệt là các hạng mục kết cấu.

Các khu vực dễ bị thấm nước như phòng tắm, sân thượng, ban công cần được xử lý chống thấm kỹ lưỡng. 

Hệ thống điện cần được thi công đúng kỹ thuật và gọn gàng. Các mối nối phải được kiểm tra kỹ để đảm bảo an toàn và tránh tình trạng chập cháy trong quá trình sử dụng.

Hệ thống cấp thoát nước cần được thi công đúng với các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo độ nghiêng hợp lý và kiểm tra áp suất đường ống. 

Trước khi thi công sơn, cần kiểm tra màu sắc và chất lượng của sơn.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, vì vậy cần chọn thạch cao phù hợp để đảm bảo độ bền và tránh hiện tượng cong vênh, nứt vỡ do độ ẩm.

Các công việc như ốp lát, trang trí và lắp đặt thiết bị trong phòng bếp, phòng tắm cần được thực hiện bởi những thợ có tay nghề cao và kinh nghiệm..

Lựa chọn đơn vị thầu ở gần khu vực xây dựng giúp giảm chi phí vận chuyển và thuận tiện cho việc bảo hành hoặc sửa chữa sau này

Việc xây dựng nhà ở không chỉ là một dự án xây dựng mà còn là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thận trọng từ chủ nhà. Với những kinh nghiệm kinh nghiệm xây nhà lần đầu và lưu ý trên, hy vọng bạn sẽ có được sự chuẩn bị tốt nhất, tránh được các rủi ro và hoàn thành ngôi nhà mơ ước một cách thuận lợi và suôn sẻ. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với Vận Tải An Khang để được hỗ trợ tốt nhất!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *