Tiêu Chuẩn Thi Công San Lấp Mặt Bằng Theo Quy Định Mới

San lấp mặt bằng là công đoạn quan trọng trong việc xây dựng, giúp tạo nền nhà vững chắc, đảm bảo an toàn cho con người và tuổi thọ công trình. Vậy các tiêu chuẩn thi công san lấp mặt bằng gồm những hạng mục nào? Quy trình thi công san lấp mặt bằng gồm mấy bước? Hãy cùng Vận Tải An Khang đi tìm hiểu nhé!

Tiêu chuẩn thi công san lấp mặt bằng bắt buộc gồm những gì
Tiêu chuẩn thi công san lấp mặt bằng bắt buộc gồm những gì

Các tiêu chuẩn bắt buộc khi thi công và san lấp mặt

Để đảm bảo chất lượng, an toàn trong san lấp mặt bằng, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các quy định tiêu chuẩn trong thi công san lấp mặt bằng và bắt buộc các đơn vị thi công tuân thủ các quy chuẩn sau:

  • TCVN 4055:1985: quy định các yêu cầu chung cho tổ chức thi công san lấp mặt bằng
  • TCVN 4091:1985: tiêu chuẩn nghiệm thu công trình xây dựng, bao gồm san lấp mặt bằng
  • TCVN 4447:1987: quy chuẩn thi công, nghiệm thu đất
  • TCVN 5747:1993: quy chuẩn phân loại đất trong xây dựng
  • TCVN 2287:1978: dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam
  • TCVN 5942-1995: quy định về các chất ô nhiễm có trong mạch nước ngầm.
  • TCVN 309-2004: quy định công tác trắc địa phục vụ nghiệm thu và thi công san lấp, đặc biệt nhấn mạnh đo cao độ bằng máy thủy bình.
7 tiêu chuẩn về bắt buộc khi san lấp mặt bằng
7 tiêu chuẩn về bắt buộc khi san lấp mặt bằng

Các tiêu chuẩn về vật tư dùng để san lấp mặt bằng

Về cát san lấp: Phải được kiểm tra và thử nghiệm để đảm bảo phù hợp với yêu cầu của công trình. Các tiêu chuẩn này bao gồm hạt cát không quá mịn hoặc quá thô, không chứa tạp chất gây hại cho công trình.

Về đất san lấp: Theo TCVN 4447:2012, được chuyển đổi từ TCVN 4447:1987, các chỉ tiêu cơ bản của đất san lấp cần được khảo sát và đánh giá bao gồm:

  • Thành phần tính chất vật lý: gồm thành phần hạt (đối với dự án bồi đắp), thành phần khoáng, khối lượng riêng, khối lượng thể tích khô, độ ẩm tự nhiên và giới hạn chảy và dẻo.
  • Tính chất cơ học: hệ số thấm (nếu cần), góc ma sát trong, lực dính, cường độ chịu nén tạm thời và độ nứt nẻ (đối với đá).
  • Tính chất hóa học: độ chua mặn với các đặc tính trương nở, tan rã, lún sạt,…
  • Tính chất thi công: độ chặt tối đa, độ ẩm khi đầm nén.
  • Phân cấp đất theo mức độ khó thi công dựa trên phương pháp thi công chọn lựa, khả năng chịu lực của đất ở độ sâu khác nhau
  • Khảo sát đến các yếu tố khác như: Độ bẩn (cây, rác…), vật gây nổ, vật chướng ngại (trong thi công cơ giới thủy lực và nạo vét)

Tùy vào quy mô của mỗi dự án, có thể giảm bớt hoặc kiểm tra đầy đủ các tiêu chuẩn thi công san lấp mặt bằng về đất như đã nêu trên. 

Các bước thi công san lấp mặt bằng tiêu chuẩn theo quy định nhà nước
Các bước thi công san lấp mặt bằng tiêu chuẩn theo quy định nhà nước

7 Bước tiêu chuẩn thi công san lấp mặt bằng tại Vận Tải An Khang

Quy trình thi công đảm bảo tiêu chuẩn thi công san lấp mặt bằng của chúng tôi gồm 7 bước:

Bước 1: Chuẩn bị khu vực cần san lấp

Đây là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong việc thi công, san lấp mặt bằng. Nhằm loại bỏ tất cả các chướng ngại vật, rác thải, cây cối tại khu vực thi công.

Bước 2: Loại bỏ lớp đất bề mặt

Lớp đất bề mặt thường chứa nhiều tạp chất như sỏi, lá cây, không đạt tiêu chuẩn trong xây dựng. Do đó, cần xúc bỏ lớp này cũng như xây dựng hệ thống thoát nước cho toàn bộ khu vực.

Bước 3: Thực hiện việc đào đất

Trong quá trình đào, cần tuân thủ theo thiết kế và yêu cầu của chủ đầu tư, đảm bảo độ sâu và chiều cao theo số liệu từ máy thủy bình. Lớp đất trên cần thiết bị chuyên dụng để xử lý độ cứng, trong khi lớp đất dưới bạn có thể đào bình thường.

Bước 4: Đắp đất theo thiết kế

Quá trình đắp đất phải chú ý đến cao độ đã đo trên máy thủy bình. Cần chú ý đến các khu vực dễ sụt lún hoặc xói lở, có thể phải đào và đắp lại để đáp ứng yêu cầu.

Bước 5: Lu và đầm nền

Công tác lu và đầm nền là yếu tố then chốt để đảm bảo tiêu chuẩn thi công san lấp mặt bằng. Trước khi tiến hành, cần đảm bảo độ ẩm của vật liệu san lấp và luôn giữ độ dày đúng tiêu chuẩn.

Bước 6: Hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước phải được thiết kế kỹ lưỡng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng mặt bằng. Rãnh thoát nước nên được đặt dọc theo mép khu đất, cách khoảng 3m từ mép, sau này có thể tận dụng làm cống cho công trình.

Bước 7: Kiểm tra và nghiệm thu

Cuối cùng, chuyên viên công trình sẽ nghiệm thu sẽ dùng máy thủy bình để kiểm tra độ dốc và cao độ của nền cũng như chất lượng của công tác san lấp. Nếu có bất kỳ sai sót nào so với tiêu chuẩn cần tiến hành chỉnh sửa và hoàn thiện lại.

>> Tham khảo thêm bài viết: Quy trình thi công san lấp mặt bằng

Vận Tải An Khang – Chuyên gia thi công, san lấp mặt bằng

Vận Tải An Khang là công ty chuyên cung cấp dịch vụ thi công, san lấp mặt bằng chuyên nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, Long An. 

  • Đội ngũ xe cơ giới đa dạng gồm xe ben, xe tải, máy ủi, máy xúc và nhiều dụng cụ, trang thiết bị thi công hiện đại.
  • Đội ngũ thi công có kỹ năng chuyên môn cao, khả năng xử lý tình huống linh hoạt và đáp ứng đủ tiêu chuẩn thi công san lấp mặt bằng.
  • Thực hiện san lấp cho nhiều dự án như xí nghiệp, kho bãi, khu công nghiệp, nhà phố , khu đô thị và nhiều công trình lớn khác.
  • Áp dụng công nghệ tân tiến, đảm bảo quá trình san lấp an toàn trước khi bàn giao cho khách hàng.
  • Có chính sách hậu mãi và giá cả cạnh tranh trên thị trường.
Vận Tải An Khang thi công san lấp mặt bằng đảm bảo an toàn và nhanh chóng
Vận Tải An Khang thi công san lấp mặt bằng đảm bảo an toàn và nhanh chóng

Đây là tất cả các thông tin về tiêu chuẩn thi công san lấp mặt bằng mà Vận Tải An Khang đã tổng hợp. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin trên sẽ hữu ích cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Nếu bạn đang tìm đội ngũ thi công san lấp mặt bằng trọn gói, hãy liên hệ 0777 090 456  – 0931 468 146 – 0972 271 546 để được tư vấn nhanh chóng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *